Giống gà nhập nội

Giống gà nội

Gà Rốt Ri

đăng 15:04, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà Rốt Ri được lai tạo tại Viện Chăn nuôi quốc gia từ năm 1976 đến năm 1984 và đã được công nhận là một nhóm giống. Từ giống gà Rôt thuần nhập từ Cuba cho lai với gà Ri thuần (có nguồn gốc gà Hải Dương). Qua nhiều b ước lai tạo và chọn lọc theo gia đình để lấy những cá thể tốt và tạo ra đàn giống ổn định. Đến năm 1984 đàn giống đã cho kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra. Nguyễn Hoài Tao, Bùi Quang Tiến và cộng tác viên đã công bố khả năng sản xuất của gà Rôt Ri nuôi tại Viện Chăn nuôi.

Theo các tác giả gà Rôt Ri cho sản lượng trứng trung bình là 161 quả/năm (Gà Ri 113 quả /năm; gà Rôt nuôi ở Việt Nam 154,8 quả/năm). Khối lượng trứng bình quân là 49,30g/quả (Gà Ri 44,20g/quả; gà Rốt 53,45g/quả). Tiêu tốn thức ăn để sản xuất m ười quả trứng là 2,83kg (gà Ri 4,72kg; gà Rôt 2,800kg).

 

Gà Văn Phú

đăng 15:03, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà Văn Phú có nguồn gốc ở thôn Văn Phú, huyện Cẩm Khê, tỉnh Vĩnh Phúc, Giống gà thuần chủng hiện nay rất hiếm. Gà Văn Phú dễ nhận biết do sắc lông đen toàn thân. Gà có mào đơn, da trắng nhưng có chân chì (mầu đen xám).

Khối lượng gà trưởng thành, con trống nặng 2,0 – 2,0 kg, con mái nặng 1,0 – 1,8 kg. Nhìn chung gà Văn Phú có tầm vóc nhỏ. Sản lượng trứng trung bình từ 60-80 quả/mái/ năm, nếu nuôi tốt có thể đạt 100 – 1 10 quả. Do gà có tầm vóc nhỏ nên chúng phát dục sớm và khối lượng trứng cũng nhỏ, thường từ 30-45g. Tuổi đẻ trứng thường từ 5-6 tháng tuổi.

Gà Văn Phú có tính đòi ấp mạnh, chúng ấp và nuôi con khéo nên tỉ lệ nở và tỉ lệ nuôi sống khá cao, tương đương với gà Ri. Gà Văn Phú thuần chủng hiện nay còn rất ít.

 

Gà Tre

đăng 15:03, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng tuổi, con trống nặng 800 - 850 g, con mái nặng 600 - 620g. Đầu nhỏ, mào hạt đậu, con trống thường có màu vàng ở cổ và đuôi, phần còn lại màu đen, lông con mái thường màu xám xen lẫn màu trắng. Sản lượng trứng 50 - 60 quả / mái/ năm, nặng 21 - 22 g. Gà Tre được dùng làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi trong nước.

 

Gà Đen - gà Ô - gà Ô Kê

đăng 15:02, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà đen còn được người địa phương gọi là gà ô hay ô kê. Chúng được nuôi ở vùng biên giới Việt Trung như bản Mễ thuộc huyện Bắc Hà, một số xã của huyện M ường Khương.

Đặc điểm ngoại hình: gà có tầm vóc nhỏ, có nhiều màu lông khác nhau, nhưng màu đen tuyền chiếm đa số, mào cờ (mào đơn) màu đen nhạt, chân, da, thịt, xương, mề, mỡ màu đen. Khối lượng gà lúc lên đẻ từ 1 - 1,3kg sản lượng trứng 90 - 100 quả/ mái/ năm. Ngoài ra còn có loại gà Ô to hơn (hướng thịt), màu lông chủ yếu là màu vàng đất, xám, có lòng bàn chân, đa số mào trụ (mào kép) màu hồng xám. Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành, con mái 2,8 – 3,0 kg, con trống 2,8 - 3,2 kg (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003). Gà có sức sống và chống bệnh cao nhưng khối lượng cơ thể nhỏ. Đây là loại gà được sử dụng để bồi bổ cơ thể rất tốt.

 

Gà Chọi - gà Đá

đăng 15:01, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa Phương có truyền thống chơi chọi gà như Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh...

Đặc điểm ngoại hình: chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám (lá chuối khô) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ.

Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 – 3,0 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg (H ội chăn nuôi Việt nam - 2002)...Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà mái 2,0 - 2,5kg (Sử An Ninh và CTV - 2003).

Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng trứng 50 - 55 g/quả. Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Được người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa Phương thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt.

 

Gà H’Mông

đăng 15:00, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà H’Mông là vật nuôi truyền đời của đồng bào H’Mông, Dao, Tày, Nùng.. ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc.

Đặc điểm nổi bật là bộ lông pha tạp như nâu, hoa mơ, vàng sẫm... nhưng chủ yếu là màu đen. Chân, da (và nhiều con có cả mào) màu đen. Tầm vó gà vừa phải, thanh gọn. Khối lượng gà trưởng thành, con trống là 1,8 -2,2 kg; mái là 1,4-1,7 kg. Sản lượng trứng 80-100 quả/năm, khối lượng 40-45 g/quả, màu trắng. Gà H’Mông có sức kháng bệnh rất tốt, rất thích nghi với điều kiện chăn thả tại nông hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi cao. Chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon và cũng có màu đen rất đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng.

 

Gà Mán

đăng 15:00, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mông, Nùng ở các huyện của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Đặc điểm ngoại hình nổi bật của gà Mán là có chân màu vàng, trên da có những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ hoặc nâu thẫm. Con trống trưởng thành mào đơn hoặc mào nụ rất phát triển, thân dài, ngực rộng và sâu, lông đuôi cong dài. Gà Mán có nhiều màu sắc: xám, vàng, nâu đất. Đặc biệt, hầu hết các con mái trưởng thành (80%) có bộ râu rất phát triển, đó là một chùm lông vũ mọc dưới cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác.

Gà Mán có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội khác. Khối lượng cơ thể khi mới nở là 34g, 24 tháng tuổi, gà trống có thể đạt 4,5 – 5,0kg, gà mái 3,0 - 3,5kg.

Gà Mán thành thục sinh dục muộn, 200 ngày tuổi mới bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng 48 - 50 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 50,34g/quả, trứng có phôi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ nở chiếm 85,66% (Bùi Hữu Đoàn - 2003). Gà Mán có bản năng ấp rất cao và tốt, nuôi con khéo và kéo dài, tầm vóc lớn nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, vì vậy mà gà Mán thường được nuôi để lấy thịt.

 

Gà Ác

đăng 14:59, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên Giang...

Đặc điểm ngoại hình: thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào cờ phát triển, màu đỏ tím khác với các giống gà khác, chân có 5 ngón (nên còn gọi là gà Ngũ chảo) và có lông chiếm đa số.

Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 1 10 - 120 ngày, sản lượng trứng 70 - 80 quả/mái/năm, trứng nặng 30 - 32 g (H ội chăn nuôi Việt nam - 2002), tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng đẻ ra xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003)

Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà thuốc để bồi dưỡng sức khỏe rất tốt (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axiTamin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm r ượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh.

 

Gà Mía

đăng 14:58, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà Mía có nguồn gốc ở làng Mía, xã Đường Lâm, huyện Tùng Thiện nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Gà Mía có tầm vóc tương đối lớn, ngoại hình thô, đi lại chậm chạp. Lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng, cổ có điểm lông nâu, cánh và đuôi có điểm lông đen. Đầu to, mắt sâu, mào đơn rất phát triển, chân thô vừa phải, da bụng đỏ. T iếng gáy ngắn và đục. Gà con ít lông, khi lớn lông mới phủ kín thân. Ở tuổi trưởng thành, con trống nặng 3,0 – 4,0 kg, con mái nặng 2.5 – 3,0 kg. Sản lượng trứng 55-60 qủa/mái/năm, khối lượng trứng 55-58g. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên vào khoảng 200 ngày. Tỉ lệ trứng có phôi là 85%, tỉ lệ ấp nở khoảng 60-70% trên tổng số trứng ấp. Tỉ lệ nuôi sống đến hai tháng tuổi khoảng 80-90%.

Gà Mía có tính đòi ấp cao, tuy vậy con mái ấp trứng vụng và nuôi con không khéo, gà con mọc lông muộn, thường đến 15 tuần tuổi gà mới mọc đủ lông.

 

Gà Đông Tảo

đăng 14:56, 25 thg 9, 2012 bởi Dũng Trongdungs

 

Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo, mang tên thôn Đông Cảo, xã Đông Tảo huyện Khoái Châu (nay gọi là huyên Châu Giang) tỉnh H ưng Yên.

Gà Đông Tảo có tầm vóc tương đối to, gà trống có lông màu đỏ sẫm pha đen, còn gọi là gà trống tía, con mái lông màu nâu hoặc vàng nhạt, lông cổ có màu nâu sẫm hơn. Giống gà này có đầu to, mắt sâu, mào nụ. Ngoại hình của gà rất thô, đặc biệt là xương ống chân tất to, có nhiều hàng vẩy sừng xù xì. Gà con, sau khi rụng lớp lông tơ sơ sinh, lông chính thức mọc lại rất chậm nên một thời gian dài, từ 1-3 hay 4 tháng tuổi rất ít lông, nếu gặp thời tiết lạnh trong mùa đông thì tỷ lệ nuôi sống sẽ rất thấp. Gà Đông Tảo có tiếng gáy đục và ngắn, khác với gà Ri có tiếng gáy vang và dai.

Số lượng gà thuần chủng hiện nay còn rất ít. Trước đây, người dân Đông Cảo không cho phép nuôi các giống lạ, Người làng giữ giống của mình không bị pha tạp để phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ. Những đến nay, tục lệ này không giữ được, việc giao l ưu tự do đã dẫn đến tình trạng giảm sút số lượng gà thuần chủng.

Gà Đông Tảo ở tuổi trưởng thành, con trống nặng 3,2 – 4,0 kg, con mái 2,0 – 3,0 kg. Sản lượng trứng: 55-60 quả/ mái/năm. Khối lượng trứng 50-60g/quả. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên khoảng 200 ngày. Tỉ lệ trứng có phôi bình quân là 85%. Tỉ lệ ấp nở trên tổng số trứng đưa vào ấp từ 60-70%. Tỉ lệ nuôi sống đến hai tháng tuổi là 80-90%. Gà mái có tình đòi ấp nhưng khả năng ấp kém vì gà nặng nề, lên xuống ổ vụng, chân to nên trứng dễ vỡ ; gà mái dùng chân và mỏ đảo trứng không được đều, do vậy tỉ lệ ấp nở thường thấp.

Khả năng tự tìm kiếm thức ăn của gà Đông Tảo không cao, chúng đi lại chậm chạp quanh nhà, gà còn khoẻ mạnh nhưng khó nuôi do gà lúc nhỏ ít lông, về chết rét.


    Lựa chọn khác: